Tên các khổ giấy chính là gì và kích thước của chúng ra sao?

Có bao giờ bạn thắc mắc tên các khổ giấy chính là gì? Mỗi loại giấy in sẽ có kích thước chiều dài và chiều rộng khác nhau. Nhận biết được rõ kích thước của từng loại sẽ giúp bạn chọn lựa được loại nào phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Trong bài viết này, Bao bì SHQ sẽ giới thiệu đến bạn các thông tin cơ bản về tiêu chuẩn khổ giấy, kích thước và định lượng.

1. Tiêu chuẩn khổ giấy

tên các khổ giấy chính là

Tiêu chuẩn khổ giấy là khái niệm quy định khổ giấy làm ra các loại hình khác nhau như giấy để viết, giấy viết thư, giấy đánh máy, giấy vẽ,… và khổ của sản phẩm làm từ giấy mà người ta vẫn thường hay sử dụng trực tiếp như biên lai, bưu thiếp, phong bì, bản vẽ, áp phích,…

Chiều ngắn hơn luôn được viết trước.

Hình chữ nhật có tỷ lệ 2 cạnh là căn bậc 2 của 2, gần bằng 1,414 các khổ trong dãy A, B và C.

Hai cạnh của A0 được xác định là 841x1189mm. Diện tích giấy A0 xác định là 1m2.

Kích thước trong cùng một dãy được sắp xếp theo thứ tự xác định lùi, khổ liền sau sẽ có diện tích bằng một nửa của khổ trước (chia ra bằng cách cắt khổ trước theo đường song song cạnh ngắn)

Kích thước khổ trong dãy B được xác định bằng cách lấy trung bình nhân các khổ kế nhau của dãy A

Kích thước khổ trong dãy C được xác định bằng cách lấy trung bình nhân các khổ dãy A và dãy B tương ứng.

2. Tên các khổ giấy chính là gì và kích thước của chúng ra sao?

Các kích thước giấy tiêu chuẩn hiện nay

 

Hiện nay, trong các khổ A, B và C thì khổ A được sử dụng nhiều nhất. Trong đó, những khổ A0, A1, A3, A4, A5 và S2 là được sử dụng phổ biến nhất. Dựa vào tiêu chuẩn EN IOS 216, khổ A sẽ có kích thước lớn hơn gấp đôi hoặc chỉ bằng một nửa so với kích thước của khổ giấy A liền kề nó. Nói cách khác, chiều rộng của khổ này sẽ là chiều dài của khổ sau liền kề.

Một lưu ý về khổ giấy – tên các khổ giấy chính là gì

Khoảng sai lệch thuộc sự cho phép đối với các kích thước của những khổ giấy nói trên như sau:

Những kích thước dưới 150 mm                             ± 2mm

Những kích thước từ 150 đến 600 mm                    ± 3 mm

Những kích thước trên 600 mm                              ± 4 mm

Xác định kích thước các khổ giấy chính theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam

 

Tên các khổ giấy chính là gì? – Kích thước giấy được xác định bằng cách gập đôi tờ giấy lại để tạo thành một tờ giấy khác, thì khổ giấy của sản phẩm này lúc bấy giờ được xác định dựa trên tờ giấy đã gập.

Đối với các dạng sản phẩm khi sử dụng được xé đi một phần, một phần được chừa lại như các sản phẩm như vé tàu, vé xe, biên lai,… thì khổ của chúng được xác định dựa trên phần đã xe đi, phần chừa lại được tính bên ngoài khổ.

Đối với các dạng sẩn phẩm như bản vẽ, phong bì,… thì khổ của chúng được xác định dựa trên sản phẩm sau khi hoàn chỉnh, phần được dùng để dán hay cắt xén đi thì không được tính vào khổ giấy.

Xem thêm: Khi mua thùng đựng giấy A4 cần lưu ý những gì?

Kích thước khổ giấy tiêu chuẩn của các loại giấy in thường được sử dụng

Theo đó, kích cỡ của khổ A sẽ nhỏ hơn hoặc gấp đôi kích cỡ của khổ giấy A liền kề. Chẳng hạn như kích thước của A4 sẽ bằng một nửa của giấy A3 nhưng giấy A4 lại to gấp đôi kích cỡ của giấy A5.

Trên thị trường hiện nay có tổng cộng tất cả là 17 khổ giấy khác nhau, nhưng thông thường chỉ sử dụng các khổ giấy từ A0 đến A5 trong in ấn. Còn lại, các khổ giấy từ A6 đến A17 được coi là quá nhỏ và hầu như sẽ không được sử dụng đến. Tiêu chuẩn kích thước in ấn theo ISO – tiêu chuẩn quốc tế được tính như sau:

  • A0: kích thước 841 x 1189 mm
  • A1:kích thước 594 x 841 mm
  • A2:kích thước 420 x 594 mm
  • A3:kích thước 297 x 420 mm
  • A4:kích thước 210 x 297 mm
  • A5:kích thước 148 x 210 mm

Hy vọng những thông tin trên về tên các khổ giấy chính là gì và kích thước của chúng ra sao sẽ hữu ích đối với mọi người, giúp bạn có thêm thông tin để chọn lựa được kích thước giấy thích hợp với nhu cầu in ấn của riêng mình.

Lợi ích đến từ việc in ấn chuyên nghiệp là tính chất đa phương tiện và tính linh hoạt của nó. Chính vì vậy, nếu như bạn biết rõ về tên các khổ giấy chính là gì và kích cỡ mình muốn in ấn trên giấy thì sẽ dễ dàng hơn trong quá trình in ấn.

CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT BAO BÌ VÀ THƯƠNG MẠI SHQ